Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là một bé trai 6 tuổi. Khi mắc Covid-19, bé có triệu chứng rất mờ nhạt, sốt và ho nhẹ, vượt qua dễ dàng. Thế nhưng sau đó, gia đình nhận thấy những biểu hiện bất thường. “Trước đây, bé rất năng động, ưa chạy nhảy khám phá nhưng nay hay ngồi một mình, hay mệt. Bé chỉ chơi một chút đã than không thở được, phải gắng sức”, người nhà cho biết.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Tuấn Thành, Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, nhận định, bệnh nhi bị ảnh hưởng hô hấp hậu Covid-19, cần tập thở, tập cơ hô hấp để phục hồi. “Đó là trẻ nhỏ đầu tiên chúng tôi tiếp nhận điều trị. Ở đây, thanh niên, trung niên, người già đều có”.
Trung tâm đi vào hoạt động từ ngày 25/9. Giai đoạn gần đây, bệnh nhân hậu Covid-19 tăng cao hơn hẳn.
![]() |
Vợ chồng ông N. chạy xe máy 20km mỗi ngày để trị liệu hậu Covid-19. |
Trên bàn tập là ông T.V.N, 70 tuổi, vừa khỏi Covid-19 gần 2 tháng. Dù tuổi cao, ông vẫn cùng vợ chạy xe máy 20km từ quận Gò Vấp sang TP Thủ Đức để tập vật lý trị liệu.
“Ngày nào đi sớm chỉ mất 45 phút, nhưng sáng nay kẹt xe, hơn 1 tiếng mới đến bệnh viện. Xa thật mà chúng tôi vẫn phải đi vì bên kia không có nơi nào điều trị. Người ta cứ bảo bị bệnh tim, cho thuốc mà không đỡ”, vợ ông N. chia sẻ.
Tháng 11, ông bà cùng mắc Covid-19 khi ở Đồng Nai, nhập bệnh viện dã chiến hơn 10 ngày. Vì tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông bà không có triệu chứng nặng. Khi về TP.HCM, lo Covid-19 ảnh hưởng đến phổi, bà H. thường lấy máy sấy tóc làm ấm ngực và lưng cho chồng. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau khỏi bệnh, ông N. khó thở và mất ngủ kéo dài.
“Nhiều hôm nửa đêm ông ấy dậy, mở cửa ra ngoài cho bớt cảm giác ngộp thở rồi mới trằn trọc ngủ lại. Con tôi tìm hiểu rồi biết Bệnh viện Lê Văn Thịnh điều trị được. Ba hôm nay tập luyện, ông ấy ngủ ngon, dễ thở. Mừng lắm!”, bà H. chia sẻ và kiên nhẫn chờ chồng đang chăm chú tập thở, tập cơ.
![]() |
Ông N. rất phấn khởi vì cải thiện tốt sau 3 ngày tập luyện. |
Anh Nguyễn Đình Tuấn, cử nhân Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, cho biết, không riêng người dân ở TP. Thủ Đức tìm đến thăm khám. Nhiều người ở tận Dĩ An, Thuận An của tỉnh Bình Dương hoặc bên kia phà Cát Lái của tỉnh Đồng Nai, cũng có lịch can thiệp.
“Mỗi người một tình trạng tổn thương nên các bài tập cũng khác nhau. Có cô chú lớn tuổi, ngày đầu tiên đến thở không nổi, SpO2 tụt liên tục, cũng có người vì nằm điều trị Covid-19 lâu quá, chân bị teo cơ, đi lại khó khăn. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch can thiệp khác nhau".
Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp tác trị liệu thành công.
Có khoảng 20% bệnh nhân đến đây vì các vấn đề tâm lý, rối loạn lo âu...
“Rất nhiều trường hợp, cả gia đình đi điều trị Covid-19, khi trở về chỉ còn một người sống sót. Họ không thể vượt qua đau thương đó. Những tổn thương tâm lý tích lũy dần và đến một thời điểm bùng phát, kèm theo tổn thương thực thể.
Khi gặp chuyên gia tâm lý, chia sẻ, người ta òa khóc vì đã kìm nén quá lâu. Chỉ khi nào chúng ta giải quyết được vấn đề tâm lý của bệnh nhân hậu Covid-19, các can thiệp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mới hiệu quả”, bác sĩ Thành cho biết.
![]() |
Bệnh nhân 73 tuổi bị teo cơ, nhức mỏi hậu Covid-19. |
Thạc sĩ Trần Quang Trọng, chuyên viên tâm lý, Bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ, bệnh nhân của anh khá đa dạng. Gần đây, anh tiếp nhận một nữ bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 nhìn đâu cũng thấy nguy cơ và lo lắng.
“Đi ra đường, chị sợ mang bệnh cho người thân. Về đến nhà, chị bắt chồng xịt khử khuẩn liên tục, một tiếng rửa tay đến 5-6 lần. Mua đồ ăn, phải để ngoài cửa 2-3 ngày mới dám mang vào nhà. Sự việc cứ như thế, người chồng phải đưa vợ đến Đơn vị hỗ trợ tâm lý sau Covid-19 để được tư vấn”, anh Trọng kể.
Những ngày đầu, người vợ không hợp tác. Anh Trọng kiên trì gặp gỡ, gợi mở để chị nhận ra cuộc sống gia đình, người thân đang bị xáo trộn như thế nào. Khi đó, người vợ mở lòng để tiếp nhận trị liệu.
Thạc sĩ Trọng cho hay, cuộc sống của mỗi cá nhân gồm 3 yếu tố: thể chất, tinh thần, xã hội. Nếu một mặt bị ảnh hưởng thì chất lượng cuộc sống đều bị tác động. Trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài, người không mắc bệnh cũng bị căng thẳng vì lo lắng về kinh tế, công việc... Còn bệnh nhân hậu Covid-19 thường bị rối loạn lo âu.
“Khi mắc bệnh, người ta gồng mình chống chọi, thúc đẩy mình lạc quan để vượt qua Covid-19. Nhưng sau đó, mọi thứ lắng xuống, họ nhớ đến quãng thời gian đau buồn, ám ảnh. Từ đó, dẫn đến mất ngủ, ác mộng. Những vấn đề tâm lý gây ra triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau vai gáy, khó thở. Tích lũy mỗi ngày và bùng phát”.
![]() |
Mất ngủ, lo âu sau khi khỏi Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh và gia đình. |
Do đó, thạc sĩ Trọng khuyến cáo người bệnh Covid-19 tránh dồn nén tâm lý lo âu có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe tinh thần và thể chất. Người bệnh cần mở lòng và gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu phù hợp. “Khi nào bệnh nhân gọi tên được vấn đề, chúng ta sẽ giúp họ giải quyết được. Mỗi người có một câu chuyên riêng biệt và can thiệp không giống nhau", anh Trọng đánh giá.
Các tổn thương thể chất thường thấy như mất ngủ, rụng tóc, mệt mỏi, xơ phổi hoặc teo cơ do nằm viện quá lâu. Bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ tập luyện phù hợp, có thể phục hồi gần nhất với thể trạng trước khi nhiễm Covid-19.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã ghi nhận thực tế về các biến chứng như mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần hậu Covid-19. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, TP rất quan tâm đến nhóm đối tượng này. Các F0 vừa khỏi bệnh sẽ được tiêm vắc xin ngay.
![]() |
Bệnh viện Thống Nhất cũng thành lập khoa điều trị Hậu Covid-19 từ rất sớm. |
Cũng theo bà Mai, một số bệnh viện trên địa bàn đã thành lập khoa điều trị hậu Covid-19 như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Lê Văn Thịnh… Ở tuyến trung ương, có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược. Ngoài ra, Trường Đại học Y dược TP.HCM đã ban hành cẩm nang phục hồi hậu Covid-19, Sở Y tế sẽ đăng tải cho người dân có quan tâm.
Bên cạnh đó, Hội Đông y TP.HCM cũng đang tổ chức chương trình chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân hậu Covid-19, bắt đầu từ ngày 14/1. Giai đoạn 1 sẽ chăm lo cho 6.000 người cao tuổi có công với Cách mạng, gia đình chính sách. Giai đoạn 2 sẽ chăm lo cho 6.000 người có hoàn cảnh khó khăn. Người bệnh sẽ được chăm sóc sức khỏe, tư vấn nâng cao thể trạng tinh thần…
Linh Giao
Các bệnh viện ở TP.HCM ghi nhận người đã khỏi Covid-19 phải đi khám các chuyên khoa sâu, họ phải đối mặt mới sự mệt mỏi, di chứng tim, phổi, rối loạn tâm thần hậu Covid-19.
" alt=""/>Từ bé 6 tuổi đến người 70 tuổi đều khổ sở vì hậu CovidPhú Quốc làm sai quy hoạch Thủ tướng phê duyệt
Công bố điều chỉnh quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trong quá trình hoàn thiện quy hoạch có 4 vấn đề phải giải quyết.
![]() |
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội thảo (Ảnh: hochiminh.gov) |
Thứ nhất, về quy hoạch tổng thể TP, phải có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm và khu vực vệ tinh. Quy hoạch gắn với giao thông TP, gắn với liên kết vùng. Cần xem xét lại hướng phát triển của đô thị TP.HCM về hướng Nam. Vì trong đô thị gắn với xây nhà là xây nhà trên vùng đất cao, không xây nhà vùng đất thấp. Trong khi đó, vùng phía Nam TP là vùng đất thấp. Cho nên, việc xây dựng nhà ở phía Nam phải có mật độ vừa phải, phải giữ cho được vùng đất trũng, giữ vùng sinh quyển Cần Giờ.
Thứ hai, về chức năng và cơ cấu kinh tế, TP có tính chất đặc biệt là sau năm 1975, 95% cơ cấu kinh tế là công nghiệp, dịch vụ khác hoàn toàn cả nước. Trong tương lai, chắc chắn công nghiệp, dịch vụ phát triển. TP đang đề xuất trong khối dịch vụ gắn với công nghiệp hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TP. Đây là nơi mật độ cao nhất về công nghiệp công nghệ cao, cao nhất về trí tuệ sáng tạo của TP.
Thứ ba, cần giải quyết mâu thuẫn bài toán dân số tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng kịp. Trong quy hoạch phải có cơ chế phối hợp vùng, để giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng đổ về TP. TP.HCM phải thực hiện chức năng chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng. Cùng với đó, đối với công nghiệp, dịch vụ, TP chọn loại hình cần lao động trình độ cao.
Thứ tư, về mô hình quản lý hành chính, có sự phân hóa về diện tích và dân số, cách quản lý còn có sự phân biệt giữa quận và huyện. Do đó, TP nghiên cứu xác định lại cơ cấu quận, huyện của TP như thế nào để đảm bảo vận hành đô thị lớn hợp lý hơn.
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phạm Chánh Trực cho rằng, TP.HCM hiện nay đang có những vấn đề lớn, cơ bản cần quan tâm giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa không gian phát triển, không gian sống, hoạt động với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Phạm Chánh Trực, về vấn đề này một mình TP không giải quyết được mà phải nghiên cứu, có sự hỗ trợ của cả vùng để bố trí lại lực lượng sản xuất trên toàn vùng Nam bộ.
“Đối với các quy hoạch hiện nay, số liệu, dữ liệu để định ra công tác quy hoạch rất quan trọng. Nhưng hiện nay, TP cũng như các địa phương làm chưa đến nơi đến chốn. Sắp tới, các cơ quan quản lý nhà nước TP cần hoàn thiện hơn”, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Nguyễn Thanh Nhã nhìn nhận.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, phân tích, TP.HCM là vùng sông nước, ven biển, TP của người nhập cư. Tuy nhiên, hiện nay khâu yếu nhất là vấn đề thực thi pháp luật, trong đó có cả về thực thi quy hoạch.
“Phát triển các dự án bất động sản phải đi đôi với hạ tầng đô thị. Cụ thể, trong phát triển các khu đô thị mới thì hạ tầng giao thông là yếu tố đi trước, việc phát triển các dự án bất động sản phải đồng thời với chỉnh trang đô thị. Thế nhưng, trong thời gian vừa qua, nhiều dự án cao tầng mọc lên trong các đường nhỏ, thậm chí đường hẻm tập trung lượng người dân sinh sống đông nên gây quá tải hạ tầng đô thị”, ông Lê Hoàng Châu nói.
Quốc Tuấn
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận đặt tên Quảng trường Trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là “Quảng trường Hồ Chí Minh”.
" alt=""/>Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ 4 vấn đề trong quy hoạch![]() |
Toyota Century mui trần mới dành riêng cho Nhật hoàng |
Theo kế hoạch, ngày 22/10 tới, chiếc xe Toyota Century mui trần sẽ thực hiện nhiệm vụ chở Nhật hoàng Naruhito trên chặng đường diễu hàng 4,6 km chạy qua các con phố ở thủ đô Tokyo và tới Cung điện Akasaka, theo Japanese Nostalgic Car (JNC).
Century là xe diễu hành mới đầu tiên của hoàng gia Nhật trong suốt 30 năm và thay cho mẫu Rolls-Royce Corniche 1990 từng xuất hiện chỉ trong hai sự kiện. Khi không được sử dụng, Century mui trần có thể được trưng bày ở Kyoto và Tokyo.
![]() |
Century là xe diễu hành mới đầu tiên của hoàng gia Nhật. |
Về thiết kế tổng thể, phiên bản mui trần gần giống Toyota Century tiêu chuẩn, tuy nhiên phần mui mềm và đuôi xe được trau chuốt, tinh chỉnh sắc sảo hơn. JNC cũng cho biết, xe có ghế đặc biệt với phần tựa lưng cố định ở góc 25 độ nhằm mang tới góc quan sát không bị cản trở cho người trên xe. Ngoài ra, hàng ghế sau cao hơn 40 mm so với trên bản sedan.
![]() |
Cận cảnh phần mui mềm và đuôi xe. |
Hiện Toyota chưa công bố thông tin kỹ thuật về Century mui trần, nhưng có thể giống với bản sedan.
![]() |
Phiên bản mui trần Toyota Century dự kiến có tùy chọn động cơ hybrid |
Phiên bản mui trần Toyota Century dự kiến có tùy chọn động cơ hybrid với sự kết hợp của một động cơ điện và động cơ 5.0 V8 cho công suất 376 mã lực và mô-men xoắn 510 Nm. Tổng công suất là 425 mã lực.
Chi Bảo (theo Carcoops)
Người Nhật giàu có nhưng không chọn mua ô tô xịn khi có tiền, họ chọn thứ khác.
" alt=""/>Soi Toyota Century mui trần mới dành riêng cho hoàng gia Nhật